Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvienso.tuetech.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/184
Title: PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐỂ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM CHÈ THÁI NGUYÊN
Other Titles: MANAGEMENT SOFTWARE TO TRACE THE ORIGIN OF THAI NGUYEN TEA PRODUCTS
Authors: Va A Thai
Keywords: công nghệ Blockchain
Issue Date: 2022
Publisher: Trường Đại học Kinh tế-Công nghệ Thái Nguyên
Abstract: Theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 8402 (1994) truy xuất nguồn gốc xuất xứ được định nghĩa đó là “khả năng truy tìm về lịch sử, ứng dụng hay vị trí của một thực thể bởi những công cụ xác minh được ghi chép lại”. Trong tiêu chuẩn ISO 9000 (2005), định nghĩa trên được mở rộng đó là “khả năng truy tìm về lịch sử, ứng dụng hay vị trí của một vật thể được xem xét” (Điều 3.5.4). Còn theo ISO 22005: 2007 (điều 3.6) truy xuất nguồn gốc xuất xứ là “khả năng truy theo sự lưu chuyển của thức ăn chăn nuôi hoặc thực phẩm qua (các) giai đoạn xác định của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối”. Các hướng dẫn của ISO còn đi vào cụ thể hơn khi cho rằng “truy xuất nguồn gốc có thể xem xét đến nguồn gốc của vật liệu và các bộ phận, thành phần, lịch sử quy trình và sự phân phối và vị trí của sản phẩm sau khi đã chuyển đưa đi”. Quy tắc 178/2002 của Ủy ban Châu Âu (EU) (EU, 2002) đã thu hẹp phạm vi định nghĩa trong ngành công nghiệp thực phẩm bằng việc định nghĩa truy xuất nguồn gốc là “khả năng truy tìm và theo dõi thực phẩm, thức ăn gia súc, động vật, sản xuất thực phẩm hoặc hợp chất muốn bổ sung vào thức phẩm hoặc thức ăn gia súc, thông qua toàn bộ giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối”. Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex (CAC, 2005) đã định nghĩa một cách ngắn gọn truy xuất nguồn gốc đó là “khả năng theo dõi sự di chuyển của một thực phẩm thông qua các giai đoạn cụ thể của sản xuất, chế biến và phân phối”. Một số học giả cũng đã định nghĩa truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Theo Olsen và Borit (2013) truy xuất nguồn gốc đó là “khả năng truy cập vào bất cứ hay tất cả các thông tin liên quan đến những gì mà được xem xét xuyên suốt toàn bộ chu kỳ sống của nó bằng sự nhận dạng đã được ghi chép lại”. Còn theo Bosona và Gebresenbet (2013) “truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một phần của việc quản lý hệ thống hậu cần thương mại mà cho phép ghi nhận, lưu giữ và truyền đi thông tin đầy đủ về thực phẩm, thức ăn gia súc, động vật hay các chất tại các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm để sản phẩm có thể được kiểm tra tính an toàn và kiểm soát chất lượng, theo dõi tiến và lùi tại bất cứ thời điểm nào”. Theo Codex Alimentarius (1963) là cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xây dựng, "truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối". Theo Quy định 178/2002/EU: “Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi xuyên suốt quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm, thức ăn gia súc, thực phẩm chế biến cho động vật hoặc các chất dự kiến sử dụng để ăn uống”. Như vậy, các định nghĩa về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tập trung vào các điểm đó là theo dõi lùi và theo dõi tiến trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
URI: http://thuvienso.tuetech.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/184
Appears in Collections:Khóa luận TN Ngành công nghệ thông tin

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đồ Án tn Và A Thái.docx
  Restricted Access
1.29 MBMicrosoft Word XMLView/Open Request a copy


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.